11 tiêu chuẩn đánh giá nguồn nước sạch
Xét nghiệm nước là một khâu cực kỳ quan trọng mà chúng tôi luôn luôn thực
hiện miễn phí. Căn cứ vào những kết quả xét nghiệm chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn
công nghệ và thiết bị để xử lý nước hiệu quả nhất. Dưới đây là 11 tiêu chuẩn nước sạch mà bạn cần biết.
1. Mùi vị
- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm.
Mùi tanh của sắt và mangan.
- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của
các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
- Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
2. Màu
- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định là hoàn toàn tinh khiết
3. pH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa
nhiều ion gốc axit.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng
là nó làm hỏng men răng pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường
ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng
khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp
chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane
gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của
nước uống là 6,5 – 8,5.
4. Độ cứng
Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều
nhất là ion canxi và magiê. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm.
Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:
- Độ cứng từ 0 – 50mg/l -> Nước mềm
- Độ cứng từ 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
- Độ cứng từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
- Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng
Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion có trong dây chuyền lọc nước đóng bình của Công
ty Trung Nam.
5. Độ oxy hóa
Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2
phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4
và K2CrO7.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO44) nhỏ hơn 2 mg/l. nhỏ
hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO
6. Nhôm
Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được
dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc
biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn
thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao. Tiêu chuẩn nước sạch quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/l.
7. Sắt
Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước
có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống
và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.
8. Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít
hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và
đáy bồn chứa.
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn
0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5
mg/l.
9. Chì
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l.
Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên
có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.
Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu
hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và
gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn
0,01 mg/l.
>> Máy lọc nước nóng lạnh trực tiếp giúp loại bỏ 100% chì trong nước nhờ công nghệ RO
10. Kẽm
Kẽm ít khi có trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của
các khu khai thác quặng.
Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người, nhưng ở hàm lượng > 5
mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều
quy định hàm lượng kẽm < 3mg/l.
11. Thủy ngân
Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được
dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.
Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối
loạn. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ
hơn 0,001 mg/l.
Trên chỉ là 11 tiêu chuẩn nước sạch
quan trọng. Nếu biết chính xác nguồn nước có thật sự sạch và ao toàn cho sức
khoẻ hay không còn phải dựa vào một số tiêu chí khác. Đến ngay với Công ty Lọc
nước Trung Nam để được tư vấn và kiểm nguồn nước miễn phí.
Nhận xét